Cần chuẩn bị những gì khi doanh nghiệp nhận được công văn quyết toán thuế?

Tuesday, May 3, 2016
Khi doanh nghiệp/công ty của bạn nhận được thông tin Cơ quan thuế sẽ xuống thanh tra, kiểm tra và quyết toán thuế. Lúc này đây, bạn không biết chuẩn bị những gì theo quy định. Nhân viên kế toán nội bộ vẫn chưa nắm rõ việc, còn nhiều thắc mắc và băn khoăn không biết mình làm đã đúng hay chưa. Để giúp quý doanh nghiệp chuẩn bị những thứ cần thiết khi thực hiện giải trình với cơ quan thuế, công ty tư vấn thuế ACB sẽ giải đáp bài toán quyết toán thuế qua bài viết dưới đây. Hi vọng là cẩm nang cung cấp thông tin bổ ích cho Quý doanh nghiệp.

quyet-toan-thue

1. Sắp xếp chứng từ gốc 

Sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế
Mỗi chứng từ phải kèm theo phiếu kế toán, phiếu thu, phiếu chi… có đầy đủ chữ ký theo chức danh. 
- Kẹp riêng chứng từ của từng tháng và phải có tập có bìa đầy đủ.

2. Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm

Bao gồm các loại sổ như sổ nhật ký chung, nhật ký mua – bán hàng, nhật ký chi – thu tiền, sổ công nợ phải thu – phải trả cho tất cả các khách hàng, sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng. 

- Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
- Sổ cái các tài khoản: 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
- Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
- Sổ khấu hao tài sản cố định
- Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
- Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
- Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
- Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).

Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự

3. Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế 

- Đi kèm theo chứng từ của năm nào là báo cáo của năm đó. Một số báo cáo thường kỳ là: Tờ khai kê thuế GTGT, XNK, Môn Bài, TTDB,…
- Báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế kèm theo của từng năm

4. Hồ sơ pháp lý 

- Chuẩn bị đầy đủ cả gốc và photo công chứng (xác thực).
- Các công văn đến/đi liên quan đến cơ quan thuế.

5. Sắp xếp các hợp đồng kinh tế 

- Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng
- Sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/ đầu ra.
- Hợp đồng lao động và hệ thống thang bảng lương
- Các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác, tăng lương.
Chia sẻ bài viết ^^
Other post

All comments [ 0 ]


Your comments